Vương quốc Sardegna
Vương quốc Sardegna

Vương quốc Sardegna

Vương quốc Sardegna (tiếng Anh: Kingdom of Sardinia, tiếng Ý: Regno di Sardegna), dưới thời cai trị của Nhà Savoy, nó còn được gọi là Vương quốc Savoy-Sardegna, Piedmont-Sardegna, hoặc Savoy-Piedmont-Sardegna.[1] Sardegna là một nhà nước ở Nam Âu, tồn tại từ thế kỷ XIV cho đến giữa thế kỷ XIX.Vương quốc là một thành viên của Hội đồng Hoàng gia Tối cao Aragon (tiếng Tây Ban Nha: Real y Supremo Consejo de Aragón), ban đầu bao gồm các đảo Corseđảo Sardegna, chủ quyền đối với cả hai hòn đảo này đều được Giáo hoàng tuyên bố ban cho vua Jaime II của Aragon như là một thái ấp vào năm 1297. Bắt đầu từ năm 1324, vua James II và những người kế vị của ông đã chinh phục đảo Sardegna và thiết lập quyền lực trên thực tế của họ tại lãnh thổ này. Năm 1420, sau cuộc Chiến tranh Sardegna-Aragon, toàn bộ lãnh thổ đã nằm dưới quyền tài phán của Vương quốc Aragon sau khi vương triều này trả cho Judicate của Arborea 100.000 florin, coi như là mua lại. Sau sự hợp nhất giữa Aragon và Castile, Sardegna trở thành một phần lãnh thổ của Đế chế Tây Ban Nha.Năm 1720, trong cuộc chiến tranh giành ngai vàng Tây Ban Nha giữa Nhà HabsburgNhà Bourbon, hòn đảo được nhường lại cho Công tước xứ Savoy Victor Amadeus II. Nhà Savoy đã hợp nhất Sardegna với các lãnh thổ lịch sử của họ trên lục địa, bao gồm Công quốc Savoy, Công quốc Aosta, Công quốc PiedmontBá quốc Nice. Tên chính thức của quốc gia này sau khi hợp nhất tất cả các lãnh thổ là "States of His Majesty the King of Sardinia" (Các quốc gia của Bệ hạ, Vua của Sardegna)[2] và được gọi là Savoy-Sardegna, Piedmont-Sardegna, hoặc thậm chí được gọi ngắm gọn là Vương quốc Piedmont để nhấn mạnh rằng đảo Sardegna luôn luôn có tầm quan trọng thứ yếu đối với chế độ quân chủ của Nhà Savoy.[3]Dưới sự cai trị của người Nhà Savoy, các cơ quan chính phủ, giai cấp thống trị và trung tâm dân cư của vương quốc hoàn toàn nằm trong đại lục. Do đó, trong khi thủ phủ của đảo Sardegna và nơi đóng quân của Phó vương luôn là thành phố Cagliari, thì thành phố Turin của vùng Piedmont, thủ phủ của Nhà Savoy từ giữa thế kỷ XVI mới là thủ đô trên thực tế của cả vương triều. Từ năm 1847, tất cả các cơ quan chính phủ của vương quốc đều được tập trung về thành phố Turin và nó chính thức trở thành thủ đô hợp pháp và duy nhất.Khi các lãnh thổ đại lục của Nhà Savoy bị quân Pháp chiếm đóng và cuối cùng bị Hoàng đế Napoleon của Đệ Nhất Đế chế Pháp thôn tính, Nhà Savoy lần đầu tiên trong lịch sử đã đưa toàn bố chính quyền ra đảo Sadegna để cư trú. Đại hội Viên (1814 - 1815), thực hiện tái cấu trúc châu Âu sau thất bại của Napoleon, đã trả lại toàn bộ tài sản và lãnh thổ đại lục cho Nhà Savoy, ngoài ra còn cho sáp nhập Liguria lấy từ Cộng hòa Genoa vào Vương quốc. Sau khi Geneva gia nhập Thuỵ Sĩ, Hiệp ước Turin (1816) đã chuyển Carouge và các khu vực lân cận cho Bang Geneva của Thuỵ Sĩ mới được thành lập. Vào năm 1847 - 1848, thông qua một hành động liên minh tương tự như Liên minh của Vương quốc Anh và Ireland, các lãnh thổ của Nhà Savoy đã được thống nhất theo một hệ thống pháp luật với thủ đô của nó được đặt chính thức tại Turin, và được cấp một hiến pháp (Statuto Albertino).Vào thời điểm Chiến tranh Krym năm 1853, Nhà Savoy đã xây dựng vương quốc này thành một cường quốc. Sau đó là sự sáp nhập Lombardy (1859), các bang trung tâm của Ý và Vương quốc Hai Sicilia (1860), Venetia (1866), và Lãnh địa Giáo hoàng (1870). Vào ngày 17/03/1861, để phản ánh chính xác hơn phạm vi lãnh thổ của mình, Vương quốc Sardegna đã đổi tên thành Vương quốc Ý, và thủ đô của nó được chuyển về Florence và sau đó là Rome. Do đó, Vương quốc Piedmont-Sardegna do Nhà Savoy cai trị là tiền thân hợp pháp của Vương quốc Ý và sau đó là Cộng hoà Ý ngày nay.[4]